Các công trình xây dựng từ cọc cừ tràm từ lâu khá phổ biến trong ngành xây dựng. Nguyên nhân là bởi báo giá cừ tràm giá rẻ, lại chắc, bền và ít tốn thời gian thi công. Cho đến ngày nay cừ tràm vẫn được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Qua bài viết này, ta hãy cùng khám phá ưu điểm cừ tràm cũng như nhược điểm cừ tràm trong lĩnh vực xây dựng.
Ưu nhược điểm của cừ tram
Sử dụng cọc cừ tràm trong xây dựng thì đã khá phổ biến, vì tính chất tiết kiệm lại hiệu quả. Hơn nữa, đối với mô hình xây dựng nhà nghỉ dưỡng, cọc cừ tràm được sử dụng không chỉ làm phần chân móng. Mà còn được sử dụng làm tường, làm phần đỡ mái, lan can… vì màu sắc đẹp, độc đáo của nó. Nhà nghỉ dưỡng dùng cọc cừ tràm có tính thẩm mỹ cao, đem lại cảm giác mộc mạc, gần gũi, thoải mái, đặc biệt phù hợp cho việc thư giãn tinh thần.
Song để đảm bảo việc sử dụng cọc cừ tràm sao cho phù hợp với công trình nhà nghỉ của bạn, cần phải nắm rõ những đặc điểm sau:
Ưu điểm cừ tràm:
– Giá thành rẻ, phổ biến ở địa phương. Giá cừ tràm lớn có gốc 10-12 cm giao động từ 40.000 – 46.000 đồng/ cây.
– Khả năng chịu tải trọng với các công trình thấp tốt, bền chắc lên lới 50 năm và có thể lên kéo đến 60 năm nếu bảo quản tốt.
– Phù hợp với các công trình có mực nước ngầm cao, gần kênh rạch, sông suối. Vì đặc tính của cọc cừ tràm là chịu nước tốt và giảm mối mọt trong môi trường ẩm.
– Việc thi công không đòi hỏi quá nhiều công sức, số lượng thợ xây ít từ 3-4 người.
Nhược điểm cừ tràm:
– Cừ Tràm không đồng đều về độ cao và độ thẳng. Điều này dẫn đến việc khó điều chỉnh, yêu cầu kĩ thuật cao cũng như kinh nghiệm khi sử dụng cọc cừ tràm.
– Sử dụng cọc cừ tràm ở khu vực khô hạn dễ dẫn đến việc mối mọt, từ đó giảm tuổi thọ của công trình.
– Không sử dụng cọc cừ tràm cho những công trình hạ tầng quá cao trên 5 tầng. Việc sử dụng cọc tràm làm móng cho các công trình từ 2 tầng trở lên yêu cầu kỹ thuật cao, tính toán kỹ lưỡng. Từ đó cũng yêu cầu kỹ thuật thợ xây cao hơn.
Tiêu chuẩn đóng cọc cừ tràm
Khi dùng để làm móng nhà, tiêu chuẩn cừ tràm phải được bảo đảm là từ loại cừ tràm gốc 8-10cm trở lên, chiều dài từ 3 – 5m được đóng để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Theo kinh nghiệm, thường sử dụng 25 cọc/m2. Đầu cọc cừ tràm cũng phải được đóng sâu xuống từ 1m – 2m so với mặt đất nhằm đảm bảo độ chắc chắn cho lớp nền móng và cừ tràm có độ ẩm nhất định.
Sau khi đóng cọc, cần đổ thêm một lớp bê tông với một lớp đá nhằm gia cố cho phần móng chắc chắn. Xây dựng các công trình từ cọc cừ tràm cũng yêu cầu khoảng cách giữa các công trình xa, nhằm giảm tình trạng thụt lún của đất móng.
Thi công nhà bằng cọc cừ tràm yêu cầu người xây nhà hoặc đơn vị thi công đóng cừ tràm cần có kinh nghiệm nhất định về quy trình xây dựng và đặc tính của cừ tràm mới khai thác hết lợi ích của chúng.
Xây dựng nhà theo tiêu chuẩn đóng cừ tràm
Ngày nay, cuộc sống con người phát triển vượt bậc, đi kèm theo đó là áp lực công việc trong cuộc sống. Cũng từ đây, nhu cầu nghỉ dưỡng giải toả căng thẳng cũng tăng theo, đặc biệt là khu vực đô thị như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Sức tăng trưởng ấn tượng đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao. Bên cạnh các mô hình truyền thống như khách sạn hay resort, hàng loạt mô hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng mới ra đời. Từ Villa, căn hộ khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng hay đang nổi lên khoảng 2 năm gần đây là Homestay.
Nhu cầu xây nhà cũng tăng theo từ đó, để tiết kiệm chi phí xây nhà mà vẫn đảm bảo chất lượng các kỹ sư xây dựng thường thiết kế các móng nhà theo tiêu chuẩn đóng cừ tràm nhất định.
Sử dụng cọc cừ tràm đúng cách
Việc xây dựng nhà nghỉ mát tiết kiệm, đơn cử là Homstay đem lại nhiều lợi nhuận đến bất ngờ, là ngành “bỏ một ăn bốn”. Homstay không chỉ được xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, mà nó còn là hình thức xây dựng nhà nghỉ dưỡng được lựa chọn bởi một số hộ gia đình. Nhằm có chỗ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả.
Tất nhiên, khi xây dựng bất cứ thứ gì người ta đều muốn có sự tiết kiệm về chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao. Có nhiều biện pháp như xây dựng bằng tre, gỗ bạch đàn, bê tông,… Nhưng xây dựng nhà nghỉ mát từ cọc cừ tràm vẫn là hình thức phổ biến nhất.
Nguyên tắc khi xây dựng nhà với cọc cừ tràm
Cọc cừ tràm làm nhà phải được lựa chọn một cách kĩ càng. Thân cây phải đặc, thẳng, chắc. Chiều dài của cây cần đạt từ 3 – 5 mét, có đường kính gốc từ 6 – 12 cm, đường kính ngọn từ 3 -5 cm. Lưu ý chọn các cọc tương đối đồng đều về hình dáng và màu sắc để tăng tính thẩm mỹ.
Trước khi tiến hành thi công đóng cọc cừ tràm theo tiêu chuẩn thì cần phải khảo sát địa hình đất đai và khí hậu trước. Nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn đóng cừ tràm trong điều kiện đất nền yếu.