Nếu như bạn đang cần san lấp mặt bằng nhưng mới chỉ là lần đầu chưa có kinh nghiệm. Vậy khi san lấp mặt bằng cần những gì? Các bạn cần chú ý những gì? Hãy cùng Bình Thành Nhân tìm hiểu qua bài viết này nhé.
San lấp mặt bằng là gì?
San lấp mặt bằng chính là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.
San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó rồi vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó. San lấp mặt bằng giúp tạo nên địa hình của phần nền đất cần xây dựng theo ý chủ định trước của người chủ. Kỹ sư thiết kế của công trình giúp tạo địa hình, độ dốc phù hợp cho công trình. San lấp mặt bằng nếu làm theo một quy trình chuẩn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình san lấp như san lấp mặt bằng thủ công.
Như vậy công tác san đất thường bao gồm:
- Các công tác đào đất
- Vận chuyển đất
- Đắp đất
Thực tế trong công tác san đất thì trước tiên đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường. Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường. Nó chỉ là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ.
Có mấy loại san lấp mặt bằng?
Thông thường, có 2 loại san lấp mặt bằng chính. Đó là:
San theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san: người thực hiện sẽ không cần phải quan tâm nhiều lắm đến khối lượng đất thừa hay thiếu.
San theo yêu cầu về khối lượng đất khi san:
Bao gồm các trường hợp như:
- San cân bằng lượng đào với lượng đắp
- San với điều kiện người chủ có ý định để lại một khối lượng đất sau sàn (đất đào nhiều hơn đất lấp)
- Cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san (đất lấp nhiều hơn đất đào).
Những phương pháp san lấp mặt bằng ngày nay gồm những gì?
Đối với dịch vụ san lấp mặt bằng hiện nay, phương pháp lấp nền bằng cát hoặc bằng xà bần là hai nguyên liệu được ưa chuộng sử dụng hiện nay:
Bằng cát:
– Đối với những công trình với vùng cần xây dựng nền đất yếu, ẩm thấp, nền đất không vững chắc, dễ trũng ngập mỗi khi trời mưa
– Sử dụng cát để san lấp mặt bằng giúp mặt nền xây dựng nhà ổn định, vững, củng cố kết cấu của nền đất cũ. Cát có độ nén rất cao, chắc chắn, được đánh giá cao trong các nguyên liệu san lấp nền đất
Bằng xà bần:
– Xà bần có kết cấu bền chặt, chắc chắn hơn rất nhiều so với cát. Phần nền đất thi công sẽ có độ chắc chắn vượt trội hơn hẳn.
– Ngoài ra, nguyên liệu này có giá thành rẻ, chi phí thấp, được ưa chuộng sử dụng cho các mặt bằng nhỏ.
San lấp mặt bằng cần những gì? Quy trình san lấp mặt bằng như thế nào?
Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng
Công việc đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện là giải phóng toàn bộ mặt bằng công trình như cây cối, các chướng ngại vật… bạn có đốt hay dọn dẹp để giải phóng mặt bằng.
Bước 2: Loại bỏ lớp đất bên trên
Trong quy trình san lấp mặt bằng thì việc loại bỏ lớp đất phía trên có chứa sỏi đá, rác, cây cỏ… rất quan trọng, sau đó bạn cần phải đảm bảo các biện pháp tiêu thoát nước để toàn bộ bề mặt thi công được giải phóng.
Bước 3: Tiến hành đào đất
Hãy đảm bảo khi bạn tiến hành đào đất nó phải đảm bảo chiều sâu theo bản vẽ đồng thời cũng cần phải để ý đến điều kiện kinh tế của gia chủ nữa. Ví dụ như với lớp đá bên trên vì tính chất cứng ta không thể dễ dàng phá bỏ thì có thể sử dụng vật liệu chuyên dụng hoặc di dời chúng đi vị trí khác, còn với những loại đất thông thường thì tiến hành như bình thường.
Bước 4: Tiến hành đắp đất như thế nào?
Khi tiến hành lắp đất trong quy trình san lấp mặt bằng thì bạn cần phải đảm bảo là thực hiện tất cả các công việc đắp bao gồm cả mặt bằng và đắp chân taluy. Ngoài ra hãy nhớ là không được lắp đất ở bất kỳ vị trí nào khi chưa được sự chấp nhận và kiểm tra của chủ đầu tư. Và nếu như có những khu vực nào mà có đất xốp nhẹ hay dễ bị xói lở thì cần phải tháo dỡ bỏ và đắp lại khi chủ đầu tư yêu cầu.
Bước 5: Công tác dầm
Để đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng diễn ra thuận lợi, an toàn thì bạn cần phải để ý đến công tác dầm, trước tiên là phải kiểm tra sơ đồ lu, công lu cùng như những tính năng hoạt động của các thiết bị. Và nhớ là trước khi tiến hành dầm hãy đảm bảo là vật liệu được trải ra và khống chế độ ẩm tốt.
Khi tiến hành dầm cũng phải thực hiện tuần tự theo tiến trình đồng thời đảm bảo liên tục chiều dầy lớp cũng như số lượt dầm nhé. Và trước khi trả dầm thì lớp dầm đó phải được đánh xờm bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng nhất.
Bước 6: Tiến hành thi công rãnh thoát nước
Rãnh thoát nước thi công sẽ được bố trí dọc theo phần mép khu vực sàn nền, khoảng cách tốt nhất là cách mép sàn khoảng 3m. Toàn bộ hệ thống rãnh trên chỉ để phục vụ chủ yếu cho công tác nền trong quá trình xây dựng việc tận dụng việc làm này có thể để sau này tận dụng làm cống rãnh thoát nước cho nhà.
Bước 7: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu
Kiểm tra độ dốc ngang và dọc của nền, độ cao của mặt nền, chất lượng đắp đất cũng như khối lượng thể tích khô. Kích thước hình dọc… hãy để ý đến những vấn đề này và kiểm tra cẩn thận đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng được diễn ra chuẩn nhất nhé.
Trên đây là một số điều các bạn cần lưu ý khi san lấp mặt bằng và cần chuẩn bị những gì khi san lấp mặt bằng. Hãy chuẩn bị thật kĩ để có thể thực hiện công việc của mình một cách hoàn hảo nhất nhé.