Bình Thành Nhân là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thi công đóng cừ giá rẻ uy tín chuyên nghiệp tại Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với đội ngũ nhân công tay nghề cao, các thiết bị máy móc hiện đại. Bình Thành Nhân chuyên nhận thi công đóng cừ giá rẻ tại Tiền Giang là một đơn vị đáng tin cậy dành cho bạn.
Đóng cừ tràm là gì?
Đóng cừ tràm (ép cọc) là biện pháp thi công đóng cọc xử lý gia cố nền móng cho các công trình có trọng tải vừa và nhỏ. Các công trình nhà ở, các công trình nhà cấp 4, nhà phố, nhà dưới 4 tầng. Đặc biệt rất thích hợp với các hạng mục phụ như công trình hàng rào, bờ tường, công trình phụ, các công trình bờ bao, bờ kè… Biện pháp này được sử dụng phổ biến tại khu vực miền Nam. Đối với người miền Bắc thì rất ít người biết và sử dụng loại cọc này mà thường sử dụng bằng cọc tre để thay thế.
Theo kinh nghiệm của những người đi trước. Cọc tràm thường được sử dụng tại những vùng đất luôn ẩm ướt, có mực nước ngầm cao ổn định. Trong điều kiện như vậy sẽ giúp nâng cao được độ bền của loại cọc này một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, ở trong điều kiện thích hợp thì độ bền của cọc tràm có thể lên đến hơn 60 năm. Như vậy là đã đáp ứng tốt về niên hạn sử dụng của các loại công trình xây dựng hiện nay.
Đóng cọc tràm hiện nay có mấy cách
Thi công đóng cọc tràm hiện nay có 3 cách được sử dụng chính. Đó là cách đóng cọc tràm bằng tay, đóng cọc tràm bằng máy xúc và cách đóng cọc tràm bằng máy rung. Thi công bằng máy xúc được sử dụng phổ biến nhất. Vì tiết kiệm được chi phí, nhân công cũng như thời gian thi công.
Đóng cừ phù hợp với những loại công trình nào?
Chúng ta không nên đánh giá thấp độ bền của cọc cừ. Cọc tràm thích hợp sử dụng cho các công trình xây dựng với quy mô vừa và nhỏ. Các công trình xây chen ở những nơi có địa hình chặt hẹp. Ngoài ra đóng cọc cừ còn được sử dụng gia cố cho các công trình thủy lợi. Cọc tràm có thể kết hợp với những tấm phên tre. Để gia cố chốt sạt lở đất cho công trình bờ kênh, bờ kè, bờ sông.
Ưu điểm khi chọn đóng cọc tràm
– Giá thành rất rẻ, tiết kiệm chi phí so với các loại cọc khác.
– Chi phí đóng cọc cừ rẻ hơn bê tông cốt thép rất nhiều.
– Phù hợp với những vị trí địa chất đất bùn, đất sình lầy có mạch nước ngầm ổn định hoặc độ ẩm cao.
– Thích hợp với những công xây dựng dân dụng, nhà xưởng, cấp 3, cấp 4, công trình thủy lợi. Đặc biệt là các công trình loại vừa và nhỏ. Các công trình xây chen ở những nơi vị trí chặt hẹp.
– Có sức chịu tải của tốt, có thể đạt từ 0,6 – 0,8 kg/ cm2 nếu đóng cừ theo tiêu chuẩn 25 cây/m2.
– Có độ bền cao, niên hạn sử dụng của cọc lên đến trên 60 năm nếu cọc cừ ở trong môi trường thích hợp.
Một số lưu ý khi thi công đóng cọc
– Không sử dụng cừ để xử lý những vị trí nền đất quá yếu, có độ lún cao.
– Đóng cọc theo đúng mật độ tiêu chuẩn 25 cây/m2. Có thể thêm hoặc bớt tùy vào vị trí địa chất nền đất.
– Cọc cừ ở dưới lòng đất phải đảm bảo về độ ẩm thích hợp để đảm bảo tuổi thọ cho cọc cừ.
– Chỉ sử dụng cọc tràm cho những công trình loại vừa và nhỏ. Có tải trọng vừa phải phù hợp với sức chịu tải của nền móng từ 0,6 – 0,8 kg/cm2.
– Không nên phủ một lớp cát trực tiếp lên đầu cọc cừ như thói quen của một số người hay làm. Cách làm này sẽ làm cát len lỏi lẫn vào đất làm tăng độ rỗng của đất làm giảm sức chịu tải nền nền móng. Nên dải một lớp đá loại 3×4 và đổ bê tông để gia cố các đầu cọc cừ tạo thành một khối vững chắc.
– Đơn vị thi công đòi hỏi phải có tay nghề cao. Có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực thi công đóng cừ, thì mới có thể đảm bảo được về kỹ thuật và chất lượng của công trình.